Tư vấn mỏ

Sản xuất - Kinh doanh

Khoa học công nghệ là chìa khoá quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TKV

Khoa học công nghệ (KHCN) thời gian qua được Tập đoàn đặc biệt quan tâm đầu tư để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững. Với 10 chương trình KHCN trọng điểm nhằm hiện đại hóa các mỏ than, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả… Chiến lược phát triển ngành Than đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đặc biệt quan tâm công tác nghiên cứu, quản lý khoa học.


Hiện đại hoá các mỏ than, khoáng sản; nâng cao giá trị hòn than 
 
Với mục tiêu không thay đổi,toàn Tập đoàn sẽ tăng sản lượng khai thác than trong những năm tiếp theo, câutrả lời duy nhất chỉ có thể là tiếp tục không ngừng áp dụng KHCN trong khaithác hầm lò cũng như lộ thiên.
 
Việc áp dụng công nghệ caotrong khai thác một mặt để đáp ứng nhanh sản lượng, mặt khác nhằm giảm nhu cầuvề nhân lực thợ lò, một vấn đề xã hội không nhỏ, đồng thời nâng cao chất lượngthan, đảm bảo môi trường…
 
Với việc hàng năm TKV đầu tưkhoảng 45-50 tỷ đồng cho việc nghiên cứu, đầu tư phát triển tiềm lực KHCN, cácđề tài nghiên cứu đều gắn liền với sản xuất của TKV và KHCN đã đóng góp đáng kểcho sản xuất kinh doanh của TKV.
 
TKV đã tập trung triển khai cácnhiệm vụ KHCN nhằm đẩy mạnh công tác cơ giới hóa, hiện đại các mỏ than vàkhoáng sản như cơ giới hoá khai thác các vỉa dày, dốc đến 350 bằng dàn chống tựhành chế tạo tại Việt Nam; Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và thiết kế khaithác hỗn hợp hầm lò và lộ thiên; nâng cao mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóakhai thác than hầm lò; các giải pháp kỹ thuật và công nghệ khai thác theo hướnghiện đại hóa tại các mỏ than lộ thiên; các giải pháp nhằm đáp ứng sản lượng,nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn các mỏ than hầm lò, lộ thiên công suất lớn;các giải pháp công nghệ cơ giới hoá khai thác và tuyển hợp lý cho các mỏ quặngsắt; sản xuất kíp nổ vi sai phi điện an toàn hầm lò và áp dụng thử nghiệm...
 
Song song đó, TKV cũng đẩy mạnháp dụng công nghệ mới vào khai thác than như công nghệ áp dụng dàn siêu nhẹ tạiCông ty than Khe Chàm; áp dụng thử nghiệm hóa chất ngăn ngừa rỗng nóc, lở gươngtrong quá trình khai thác và đào lò tại Công ty than Khe Chàm, Công ty thanUông Bí; áp dụng giá khung thủy lực di động trong công nghệ khai thác lò chợtrụ hạ trần cho các vỉa than có góc dốc đến 450 tại Công ty than Mạo Khê...
 
Viện KHCN Mỏ thuộc TKV đã triểnkhai nghiên cứu các công trình như lựa chọn dây chuyền công nghệ tuyển than phùhợp để phát triển bền vững ngành Than; công nghệ khai thác và tuyển khoáng hợplý quặng thiếc sa khoáng; tuyển than cám chất lượng thấp bằng thiết bị tuyểnxoáy lốc huyền phù tự sinh; công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trongquặng thải của xưởng tuyển chì - kẽm; đánh giá công nghệ tuyển quặng bauxite;công nghệ tuyển tận thu khoáng sản có ích trong quặng thải của xưởng tuyển chì- kẽm nhằm tận thu tài nguyên bảo vệ môi trường...
 
TKV bằng nguồn Quỹ KHCN đã hỗtrợ các đơn vị nghiên cứu và sản xuất để triển khai công tác tư vấn thiết kế vàchuyển giao công nghệ tuyển than bã sàng và than chất lượng xấu bằng công nghệhuyền phù tang quay và huyền phù tự sinh, công trình nhà máy tuyển bauxite TânRai, công trình Nhà máy tuyển Bauxite Nhân Cơ, thiết kế và lắp đặt thiết bịphần tuyển khoáng thuộc dự án khai thác mở rộng nâng công suất mỏ đồng SinQuyền, tư vấn lập dự án xây dựng khu chế biến than Lép Mỹ...
 
Môhình hoạt động KHCN: Gần hơn với thực tế
 
Đổi mới và phát triển khoa họccông nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đóng vai trò quan trọngcho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của Tập đoàn, trong đó đổi mới môhình hoạt động giữ vai trò then chốt trong phát triển KHCN.
 
Thực hiện Nghị định số115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 05/06/2006 quy định cơ chế tự chủ, tự chịutrách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập, từ những năm 2008-2010,TKV đã chuyển đổi các viện, tổ chức KHCN sang hoạt động theo cơ chế tự trangtrải kinh phí theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.
 
Triển khai đề án chuyển đổi,xây dựng mô hình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế, các đơn vị KHCN đãxây dựng mô hình hoạt động chủ yếu theo cơ chế quản lý, điều hành tập trungnhằm tăng cường năng lực để tham gia thực hiện các chương trình KHCN lớn củangành, điều phối và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu về tiến độvà chất lượng; xây dựng các quy chế quản lý điều hành mọi mặt như công tác tổchức, tuyển dụng cán bộ, công tác kế hoạch, tài chính, khoán chi phí và sảnphẩm, đào tạo cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác lao động tiền lương,phân phối thu nhập… Từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịutrách nhiệm, các đơn vị KHCN đã có những bước phát triển tốt, tăng trưởng vềmọi mặt. Các chỉ tiêu về doanh thu, hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinhdoanh, nộp ngân sách… đều có những bước phát triển vững chắc. Bên cạnh đó, việcxây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, đảm bảothu nhập cho cán bộ, quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho cánbộ, tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ cũng được quan tâm và có những kếtquả rất tốt.
 
Để thực hiện tốt Luật KHCN cáccơ quan có thẩm quyền cần quy định rõ, cụ thể về: (i) đề xuất nhiệm vụ KHCN;(ii) điều kiện, hình thức, trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ của Nhà nước đối vớinhiệm vụ KHCN; (iii) mẫu các loại hợp đồng KHCN; (iv) Chính phủ có hướng dẫn cụthể về việc đầu tư, tài chính cho phát triển KHCN, đặc biệt là việc trích lậpquỹ, sử dụng quỹ, áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ sửdụng ngân sách nhà nước; mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ; và các hướng dẫn khác để thực hiện nhiệm vụ KHCN.

 

theo: vinacomin