Kim ngạch nhập khẩu than tăng do giá than thế giới tăng mạnh
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2017 giá than nhập khẩu vào Việt Nam tăng rất mạnh 54,8% so với 10 tháng đầu năm 2016, đạt mức trung bình 102,5 USD/tấn. Vì thế lượng than nhập khẩu tuy tăng rất ít 0,9% so với cùng kỳ, đạt 11,65 triệu tấn, nhưng trị giá tăng mạnh trên 56% so với cùng kỳ, đạt 1,94 tỷ USD.
Trong đó, riêng tháng 10/2017 lượng than nhập khẩu về Việt Nam cũng tăng mạnh 22,8% về lượng và tăng 73,7% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, đạt 1,26 triệu tấn, trị giá 161,16 triệu USD. Giá than nhập khẩu trong tháng 10/2017 cũng tăng mạnh 41,5% so với tháng 9, đạt 128,1 USD/tấn.
Lượng than nhập khẩu từ thị trường Indonesia nhiều nhất 4,51 triệu tấn, tuy nhiên giá nhập rẻ hơn của Australia, chỉ khoảng 65,7 USD/tấn, do đó trị giá đạt 296,39 triệu USD - thấp hơn kim ngạch nhập khẩu từ Australia.
Lượng than nhập khẩu từ thị trường Australia tuy ít hơn, chỉ 3,07 triệu tấn, nhưng do giá nhập cao 119,2 USD/tấn, nên kim ngạch lên tới 365,34 triệu USD.
Lượng than nhập khẩu từ thị trường Nga đứng thứ 3 sau 2 thị trường trên, đạt 2,04 triệu tấn, trị giá 198,86 triệu USD, chiếm 17,5% trong tổng lượng than nhập khẩu của cả nước và chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch. Giá than nhập từ Nga chỉ ở mức 97,4 USD/tấn, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu than từ các thị trường như: Trung Quốc 924,738 tấn, trị giá 185,85 triệu USD; Malaysia 148.429 tấn, trị giá 7,44 triệu USD; Nhật Bản 5.407 tấn, trị giá 1,64 triệu USD.
Nhập khẩu than từ các nước Đông Nam Á nói chung chiếm tới 40% trong tổng lượng than nhập khẩu của cả nước và chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch, đạt 4,66 triệu tấn, trị giá 303,84 triệu USD, tăng mạnh 97% về lượng và tăng 174,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 10 tháng đầu năm nay, giá than nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản trung bình ở mức cao nhất 303,5 USD/tấn, giảm 68% so với cùng kỳ; còn giá than nhập khẩu từ thị trường Malaysia có mức thấp nhất, chỉ 50,2 USD/tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
IEEFA cho rằng việc tăng giá than làm ảnh hưởng và gây rủi ro về giá cả hàng hóa, gây thâm hụt thương mại. Đồng thời giá than tăng đặt ra nhu cầu cấp bách cần đa dạng hóa hệ thống sản xuất điện, để kết hợp thêm các nguồn năng lượng tái tạo.
Việc giá than tăng gấp đôi từ đầu năm 2016 chủ yếu là do chính sách của Trung Quốc chuyển đổi thị trường than, duy trì lợi nhuận nhất định cho các công ty khai thác than trong nước. Nước này cũng đang chuyển đổi sang năng lượng sạch và trong năm 2017 Trung Quốc dự tính sẽ sẽ có thêm khoảng 50 gigawatt điện mặt trời.
Hiện giá điện mặt trời và điện gió ở Ấn Độ đã giảm gần 50% kể từ đầu năm 2016 khiến cho mức giá bán buôn xuống 38 USD/MWh. Do đó, các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu mới không thể cạnh tranh ở mức giá thấp như thế này và đầu tư vào năng lượng tái tạo đang là xu hướng để tăng trưởng ổn định.
Các tin khác:
- Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty Trung Quốc
- Hội nghị sơ kết hoạt động SXKD9 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ quý IV/2024
- TKV tổ chức Cuộc thi và Triển lãm ảnh “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”
- Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.
- Công ty Becker – Warkop đến thăm và làm việc tại Tư vấn mỏ
- Khai xuân đầu năm Giáp Thìn 2024
- Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin: Đoàn kết - Hiệu quả - Phát triển phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ năm 2024
- VIMCC tổ chức lớp Tuyên truyền - Huấn luyện PCCC&CNCH năm 2023
- VIMCC triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2023