Tư vấn mỏ

Sản xuất - Kinh doanh

Nghiệm thu đề tài cấp TKV do Công ty Cp tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin chủ trì thực hiện

Ngày 04/8/2016, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài “ Nghiên cứu lựa chọn phương án khoan thăm dò thẳng đứng có lấy mẫu trong hầm lò ” do doanh nghiệp KH&CN - Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin (VIMCC) chủ trì thực hiện

Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài được thành lập theo thành lập theo Quyết định số 1860/QĐ-TKV của Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải gồm có 09 thành viên: Ông Khuất Mạnh Thắng - Phó Tổng Giám đốc TKV, Chủ tịch hội đồng; Ông Vũ Văn Đông - Phó trưởng ban Tài Nguyên, Phản biện 1; Ông Nguyễn Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Công nghệ khoan, Hội Công nghệ khoan - Phản biện 2; Ông Phạm Công Hương - Trưởng ban KCL, Ủy Viên; Ông Nguyễn Văn Đụng - Phó trưởng ban KCM, Ủy Viên; Ông Phạm Tuấn Anh - Phó GĐ Công ty CP tin học công nghệ môi trường, Ủy Viên; Ông Nguyễn Bá Lượng - Phó giám đốc Công ty CP Địa chất mỏ, Ủy viên; Ông Đỗ Kiên Cường - Trưởng phòng Địa chất mỏ - Viện khoa học Công nghệ mỏ, Ủy viên; Ông Kiều Kim Trúc - Phó trưởng phòng KCL, Ủy Viên, Thư ký Hội đồng.

Về phía VIMCC có Ông Nguyễn Việt Cường - Phó Giám đốc Công ty; Ông Trần Minh Nguyên - Phó trưởng phòng Kỹ thuật phụ trách KHCN; Ông Nguyễn Hạnh Thuyên  - Phó GĐ Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp và Xây dựng; Ông Nguyễn Trung Kiên-Trưởng phòng Đại chất môi trường; Ông Phạm Đình Nam - Chủ nhiệm đề tài và các thành viên khác.


Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Nội dung 1: Tổng quan về tình hình áp dụng khoan thăm dò thẳng đứng trong và ngoài nước;

Nội dung 2: Tồng hợp khối lượng khoan thăm dò tại các mỏ hầm lò khu vực Quảng Ninh;

Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá điều kiện thực tiễn để áp dụng khoan thăm dò thẳng đứng có lấy mẫu trong hầm lò, nghiên cứu tính toán xác định vị trí lỗ khoan trong lò;

Nội dung 4: Lựa chọn kiểu máy khoan, chiều cao tháp khoan và kích thước khám khoan;

Nội dung 5: Thiết kế kỹ thuật khám trong hầm lò để bố trí thiết bị, vật tư;

Nội dung 6: Phương án tồ chức thi công khoan thẳng đứng có lấy mẫu trong hầm lò;

 Nội dung 7: Quy trình kĩ thuật khoan, hướng dẫn thực hiện công nghệ khoan.

Mục tiêu cơ bản của đề tài là nghiên cứu lựa chọn phương án khoan thăm dò thẳng đứng lấy mẫu trong hầm lò thay thế các lỗ khoan thăm dò từ trên mặt đất ở các địa hình phức tạp hoặc không cho phép. Nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và chia thiết bị khoan thành 3 loại theo nhóm chiều sâu là: Nhóm 1: Chiều sâu khoan từ 0-100m; Nhóm 2: Chiều sâu khoan từ 0-300m; Nhóm 3: Chiều sâu khoan từ 0-500m. Phân chia khả năng áp dụng trong thực tiễn thành 3 nhóm:

            - Mỏ có khả năng áp dụng cao (nhóm mỏ loại A);

            - Mỏ có khả năng áp dụng (nhóm mỏ loại B);

            - Mỏ ít có khả năng áp dụng (nhóm mỏ loại C).

  Về thiết bị khoan hợp lý sử dụng trong các mỏ than hầm lò: Máy khoan có kiểu đầu quay spinđen; Về chiều cao tháp khoan: 3 loại tháp khoan; Về kích thước các dạng khám khoan: 3 dạng khám khoan, tương ứng mỗi dạng khám khoan có 2 kiểu khám khoan…

Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao sự cố gắng của nhóm thực hiện đề tài, các kết quả của đề tài có giá trị cao về ý nghĩa thực tiễn và khoa học. Hội đồng đã thống nhất thông qua đề tài với tổng 9/9 phiếu hợp lệ, tổng điểm 78,4. Những ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng Khoa học là cơ sở để nhóm thực hiện đề tài hoàn thiện Báo cáo tổng kết, ngoài ra Hội đồng thống nhất đề tài tiếp tục được áp dụng thử nghiệm tại một địa chỉ thực tế để đánh giá kết quả nghiên cứu và hoàn thiện quy trình khoan thẳng đứng trong lò phục vụ công tác khoan lấy mẫu trong lò của Tập đoàn ./.

Pv: Minh Nguyên - Duy Long