Tự hào truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm"
Phát huy truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm", dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, ngành Than luôn vững vàng ở vị thế trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, ngày càng có những đóng góp quan trọng cho đất nước. Công nhân ngành Than từ thân phận nô lệ đã ngẩng cao đầu trong tư thế của người làm chủ Vùng Mỏ và ngày càng khẳng định sức vóc của người thợ mỏ thời đại mới, đóng góp to lớn cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh và cả nước.
Bộ đội ta vào tiếp quản TX Hòn Gai tháng 4/1955, trong sự chào đón tưng bừng của người dân. Ảnh tư liệu Bảo tàng Quảng Ninh
Cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ Việt Nam như một biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng, về tính kỷ luật, về tinh thần tương thân, tương ái, về tính tiên phong và ý chí sắt đá trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi quyền dân chủ. Khẩu hiệu hành động của cuộc tổng bãi công lịch sử đó đã được kết tinh thành truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” dưới sự lãnh đạo của Đảng giành thắng lợi của thợ mỏ.
Trong ký ức của người thợ mỏ Trần Ngọc Thúy, nguyên Bí thư Đảng ủy Mỏ than Cao Sơn giai đoạn 1996-2005, những ngày tháng đầu tiên thành lập Xí nghiệp (năm 1974) đã trở thành hồi ức thiêng liêng, không thể nào quên. Giữa lúc đất nước chưa hoàn toàn thống nhất, yêu cầu than cho nền kinh tế đang trên đà hồi phục càng trở nên cấp bách. Sự ra đời của mỏ Cao Sơn khi ấy đứng trước muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều người trong số thợ mỏ, vì không chịu thấu khổ cực đã bỏ về quê. Mãi đến vài năm sau, khi mỏ đã bắt đầu đi vào hoạt động, xí nghiệp mới có điều kiện dựng tạm vài lán trại để làm chỗ ở cho cán bộ, công nhân.
Còn với những người thợ mỏ Núi Béo, truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm" đúc kết từ cuộc đấu tranh của hơn 3 vạn thợ mỏ năm nào đã trở thành sức mạnh tinh thần trước những bước chuyển mình lịch sử. Từng là mỏ lộ thiên có sản lượng cao nhất Tập đoàn, trước yêu cầu về việc phát triển bền vững ngành than, Công ty CP Than Núi Béo đã chuyển đổi mô hình hoạt động và sản xuất từ lộ thiên sang hầm lò bằng Dự án khai thác hầm lò Núi Béo.
Ông Lê Hồng Giang, Phó Bí thư Đảng ủy Công ty CP Than Núi Béo – Vinacomin cho biết: Đây là dự án hầm lò đầu tiên do Vinacomin tự thiết kế xây dựng và giao cho Núi Béo làm chủ đầu tư; là một trong những dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, công suất khai thác 2 triệu tấn than/năm. Trong quá trình chuyển đổi, muôn vàn khó khăn, thách thức đã đặt ra, Núi Béo đã vượt qua, bằng những giải pháp điều hành hợp lý và bằng sức mạnh của tinh thần kỷ luật và đồng tâm.
Niềm vui người thợ mỏ Vàng Danh. Ảnh: Phạm Cường (CTV)
Những năm qua, ngành Than không ngừng triển khai những dự án mới, cải cách chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế của cả nước, nâng cao chất lượng quản lý, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. Nhờ đó, ngành Than Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Nếu như năm 1994, sản lượng khai thác chỉ đạt gần 6 triệu tấn thì đến nay, sản lượng than bình quân hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt từ 40-45 triệu tấn, tăng trưởng gấp 7 lần.
Tại các mỏ than hầm lò, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ khai thác hiện đại đã đổi mới diện mạo của ngành Than. Từ chỗ khai thác bằng công nghệ cũ, kém hiệu quả, giờ đây, các mỏ hầm lò của TKV đã áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào các công đoạn sản xuất và đào lò. Đối với các mỏ lộ thiên, Vinacomin chủ trương triển khai các dự án nâng cao công suất mỏ, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và mở rộng biên giới khai thác.
Ông Nguyễn Ngọc Cơ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Điều hành Sản xuất tại Quảng Ninh cho biết: Giai đoạn tới, trước yêu cầu của sản xuất và những thách thức của thị trường, hơn bao giờ hết việc tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện tổ chức hệ thống để tạo ra năng suất cao hơn, sức cạnh tranh tốt hơn… là những nhiệm vụ quan trọng mà TKV đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Trong quá trình phát triển, tinh thần cách mạng và truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của vùng Mỏ ngày ấy vẫn luôn là tài sản vô giá, có sức lan tỏa mạnh mẽ cả về thời gian và không gian, theo bước chân thợ mỏ đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau. Với TKV, tinh thần và truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm mãi là ngọn đuốc soi đường cho những chiến lược phát triển của toàn ngành trong giai đoạn tới.
Bộ đội ta vào tiếp quản TX Hòn Gai tháng 4/1955, trong sự chào đón tưng bừng của người dân. Ảnh tư liệu Bảo tàng Quảng Ninh
Cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ Việt Nam như một biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng, về tính kỷ luật, về tinh thần tương thân, tương ái, về tính tiên phong và ý chí sắt đá trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi quyền dân chủ. Khẩu hiệu hành động của cuộc tổng bãi công lịch sử đó đã được kết tinh thành truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” dưới sự lãnh đạo của Đảng giành thắng lợi của thợ mỏ.
Trong ký ức của người thợ mỏ Trần Ngọc Thúy, nguyên Bí thư Đảng ủy Mỏ than Cao Sơn giai đoạn 1996-2005, những ngày tháng đầu tiên thành lập Xí nghiệp (năm 1974) đã trở thành hồi ức thiêng liêng, không thể nào quên. Giữa lúc đất nước chưa hoàn toàn thống nhất, yêu cầu than cho nền kinh tế đang trên đà hồi phục càng trở nên cấp bách. Sự ra đời của mỏ Cao Sơn khi ấy đứng trước muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều người trong số thợ mỏ, vì không chịu thấu khổ cực đã bỏ về quê. Mãi đến vài năm sau, khi mỏ đã bắt đầu đi vào hoạt động, xí nghiệp mới có điều kiện dựng tạm vài lán trại để làm chỗ ở cho cán bộ, công nhân.
Còn với những người thợ mỏ Núi Béo, truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm" đúc kết từ cuộc đấu tranh của hơn 3 vạn thợ mỏ năm nào đã trở thành sức mạnh tinh thần trước những bước chuyển mình lịch sử. Từng là mỏ lộ thiên có sản lượng cao nhất Tập đoàn, trước yêu cầu về việc phát triển bền vững ngành than, Công ty CP Than Núi Béo đã chuyển đổi mô hình hoạt động và sản xuất từ lộ thiên sang hầm lò bằng Dự án khai thác hầm lò Núi Béo.
Ông Lê Hồng Giang, Phó Bí thư Đảng ủy Công ty CP Than Núi Béo – Vinacomin cho biết: Đây là dự án hầm lò đầu tiên do Vinacomin tự thiết kế xây dựng và giao cho Núi Béo làm chủ đầu tư; là một trong những dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, công suất khai thác 2 triệu tấn than/năm. Trong quá trình chuyển đổi, muôn vàn khó khăn, thách thức đã đặt ra, Núi Béo đã vượt qua, bằng những giải pháp điều hành hợp lý và bằng sức mạnh của tinh thần kỷ luật và đồng tâm.
Niềm vui người thợ mỏ Vàng Danh. Ảnh: Phạm Cường (CTV)
Những năm qua, ngành Than không ngừng triển khai những dự án mới, cải cách chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế của cả nước, nâng cao chất lượng quản lý, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. Nhờ đó, ngành Than Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Nếu như năm 1994, sản lượng khai thác chỉ đạt gần 6 triệu tấn thì đến nay, sản lượng than bình quân hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt từ 40-45 triệu tấn, tăng trưởng gấp 7 lần.
Tại các mỏ than hầm lò, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ khai thác hiện đại đã đổi mới diện mạo của ngành Than. Từ chỗ khai thác bằng công nghệ cũ, kém hiệu quả, giờ đây, các mỏ hầm lò của TKV đã áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào các công đoạn sản xuất và đào lò. Đối với các mỏ lộ thiên, Vinacomin chủ trương triển khai các dự án nâng cao công suất mỏ, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và mở rộng biên giới khai thác.
Ông Nguyễn Ngọc Cơ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Điều hành Sản xuất tại Quảng Ninh cho biết: Giai đoạn tới, trước yêu cầu của sản xuất và những thách thức của thị trường, hơn bao giờ hết việc tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện tổ chức hệ thống để tạo ra năng suất cao hơn, sức cạnh tranh tốt hơn… là những nhiệm vụ quan trọng mà TKV đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Trong quá trình phát triển, tinh thần cách mạng và truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của vùng Mỏ ngày ấy vẫn luôn là tài sản vô giá, có sức lan tỏa mạnh mẽ cả về thời gian và không gian, theo bước chân thợ mỏ đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau. Với TKV, tinh thần và truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm mãi là ngọn đuốc soi đường cho những chiến lược phát triển của toàn ngành trong giai đoạn tới.
Bộ đội ta vào tiếp quản TX Hòn Gai tháng 4/1955, trong sự chào đón tưng bừng của người dân. Ảnh tư liệu Bảo tàng Quảng Ninh
Cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ Việt Nam như một biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng, về tính kỷ luật, về tinh thần tương thân, tương ái, về tính tiên phong và ý chí sắt đá trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi quyền dân chủ. Khẩu hiệu hành động của cuộc tổng bãi công lịch sử đó đã được kết tinh thành truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” dưới sự lãnh đạo của Đảng giành thắng lợi của thợ mỏ.
Trong ký ức của người thợ mỏ Trần Ngọc Thúy, nguyên Bí thư Đảng ủy Mỏ than Cao Sơn giai đoạn 1996-2005, những ngày tháng đầu tiên thành lập Xí nghiệp (năm 1974) đã trở thành hồi ức thiêng liêng, không thể nào quên. Giữa lúc đất nước chưa hoàn toàn thống nhất, yêu cầu than cho nền kinh tế đang trên đà hồi phục càng trở nên cấp bách. Sự ra đời của mỏ Cao Sơn khi ấy đứng trước muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều người trong số thợ mỏ, vì không chịu thấu khổ cực đã bỏ về quê. Mãi đến vài năm sau, khi mỏ đã bắt đầu đi vào hoạt động, xí nghiệp mới có điều kiện dựng tạm vài lán trại để làm chỗ ở cho cán bộ, công nhân.
Còn với những người thợ mỏ Núi Béo, truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm" đúc kết từ cuộc đấu tranh của hơn 3 vạn thợ mỏ năm nào đã trở thành sức mạnh tinh thần trước những bước chuyển mình lịch sử. Từng là mỏ lộ thiên có sản lượng cao nhất Tập đoàn, trước yêu cầu về việc phát triển bền vững ngành than, Công ty CP Than Núi Béo đã chuyển đổi mô hình hoạt động và sản xuất từ lộ thiên sang hầm lò bằng Dự án khai thác hầm lò Núi Béo.
Ông Lê Hồng Giang, Phó Bí thư Đảng ủy Công ty CP Than Núi Béo – Vinacomin cho biết: Đây là dự án hầm lò đầu tiên do Vinacomin tự thiết kế xây dựng và giao cho Núi Béo làm chủ đầu tư; là một trong những dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, công suất khai thác 2 triệu tấn than/năm. Trong quá trình chuyển đổi, muôn vàn khó khăn, thách thức đã đặt ra, Núi Béo đã vượt qua, bằng những giải pháp điều hành hợp lý và bằng sức mạnh của tinh thần kỷ luật và đồng tâm.
Niềm vui người thợ mỏ Vàng Danh. Ảnh: Phạm Cường (CTV)
Những năm qua, ngành Than không ngừng triển khai những dự án mới, cải cách chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế của cả nước, nâng cao chất lượng quản lý, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. Nhờ đó, ngành Than Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Nếu như năm 1994, sản lượng khai thác chỉ đạt gần 6 triệu tấn thì đến nay, sản lượng than bình quân hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt từ 40-45 triệu tấn, tăng trưởng gấp 7 lần.
Tại các mỏ than hầm lò, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ khai thác hiện đại đã đổi mới diện mạo của ngành Than. Từ chỗ khai thác bằng công nghệ cũ, kém hiệu quả, giờ đây, các mỏ hầm lò của TKV đã áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào các công đoạn sản xuất và đào lò. Đối với các mỏ lộ thiên, Vinacomin chủ trương triển khai các dự án nâng cao công suất mỏ, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và mở rộng biên giới khai thác.
Ông Nguyễn Ngọc Cơ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Điều hành Sản xuất tại Quảng Ninh cho biết: Giai đoạn tới, trước yêu cầu của sản xuất và những thách thức của thị trường, hơn bao giờ hết việc tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện tổ chức hệ thống để tạo ra năng suất cao hơn, sức cạnh tranh tốt hơn… là những nhiệm vụ quan trọng mà TKV đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Trong quá trình phát triển, tinh thần cách mạng và truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của vùng Mỏ ngày ấy vẫn luôn là tài sản vô giá, có sức lan tỏa mạnh mẽ cả về thời gian và không gian, theo bước chân thợ mỏ đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau. Với TKV, tinh thần và truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm mãi là ngọn đuốc soi đường cho những chiến lược phát triển của toàn ngành trong giai đoạn tới.
Các tin khác:
- Tổng kết hoạt động SXKD năm 2024 và Hội nghị Người lao động năm 2025
- Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty Trung Quốc
- Hội nghị sơ kết hoạt động SXKD9 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ quý IV/2024
- TKV tổ chức Cuộc thi và Triển lãm ảnh “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”
- Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.
- Công ty Becker – Warkop đến thăm và làm việc tại Tư vấn mỏ
- Khai xuân đầu năm Giáp Thìn 2024
- Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin: Đoàn kết - Hiệu quả - Phát triển phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ năm 2024
- VIMCC tổ chức lớp Tuyên truyền - Huấn luyện PCCC&CNCH năm 2023