Công trình của thợ mỏ TKV được vinh danh tại Nhân tài Đất Việt 2018
Tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2018 diễn ra vào tối 20/11/2018 tại Hà Nội, công trình "Nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới hoá đồng bộ sử dụng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập để nâng cao năng suất khai thác đạt công suất cao kỷ lục tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin" của nhóm tác giả Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐTV TKV; Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV đồng chủ nhiệm và các cộng sự đã được vinh danh ở lĩnh vực khoa học công nghệ.
Xuất phát từ thực tiễn cũng như mong muốn nâng cao năng suất khai thác đạt công suất cao kỷ lục, nhóm tác giả đã bắt tay vào nghiên cứu và áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập để nâng cao năng suất khai thác đạt công suất cao kỷ lục tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm. Sau 3 năm dày công nghiên cứu, cùng với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, công trình trên được hoàn thành, đi vào hoạt động và đã khẳng định được tính ưu việt nhờ hội tụ được đầy đủ các yếu tố như: Tính mới, sáng tạo, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội... Công trình cũng đã được trao giải Nhất trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới WIPO 2017.
Được đánh giá là hệ thống hiện đại, dây chuyền công nghiệp đồng bộ hóa thay thế các dây chuyền thủ công cũ năng suất thấp, hệ thống áp dụng công nghệ chống giữ khoảng không khai thác bằng giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập mã hiệu ZF; khấu than mặt gương lò chợ bằng máy khấu mã hiệu MG; vận tải trong lò chợ bằng máy cào uốn SGZ; vận tải than tại tuyến lò chân bằng hệ thống máy truyền tải mã hiệu SZZ; nghiền đá quá cỡ bằng máy nghiền đá mã hiệu PLM sau đó vận tải than ra bằng băng tải co giãn mã hiệu DSJ.
Trong quá suốt quá trình nghiên cứu công trình, nhóm tác giả đã luôn sáng tạo, đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn như: tháo dỡ từng bộ phận của thiết bị bao gồm các thiết bị cơ giới hóa vốn là các thiết bị siêu trường, siêu trọng (kích thước và trọng lượng lớn, 1 giàn chống nặng 32,5 tấn)... để giảm trọng lượng và thể tích thiết bị phù hợp với vận chuyển vào trong lò cho dễ dàng; sử dụng biện pháp khoan phun ép hóa chất vào nền lò, thành lò để gia cố đông cứng than nền lò, thành lò không để lún thiết bị và tụt lở gương lò; khoan các lỗ khoan phía trước mặt guowng lò chợ vào đầu ca sản xuất với chiều dài 3m dọc luồng mấy khấu, sau đó phun ép nước vào trong các lỗ khoan để tạo độ liên kết giữa các hạt than nhằm hạn chế tôi đa việc phát sinh ra bụi; nghiên cứu và đề nghị nhà sản xuất chế tạo bổ sung thêm kích đẩy chân đế giàn chống để điều chỉnh khoảng cách giàn chống cho phù hợp trong hầm lò, bổ sung hệ thống kích đẩy tấm chắn mặt gương dài thêm 0,6m để chắn mặt gương lò khi bị tụt lở mang lại hiệu quả cao khi xử lý mặt gương lò chợ tụt lở...
Đây là giải pháp lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam và có khả năng áp dụng với quy mô lớn trong khai thác than hầm lò của ngành Than Việt Nam. Công trình không chỉ hiện đại, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm nhân lực, chi phí vật tư… Cụ thể, để sản xuất 600 ngàn tấn than khi sử dụng công nghệ giá thuỷ lực thông thường cần 450 người, trong khi đó, sử dụng lò chợ CGH chỉ cần 63 người (tiết kiệm 387 lao động); giá trị kinh tế tiết kiệm (tiền lương, một số vật tư chính…) là gần 13 tỷ đồng.
Chưa hết, việc áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác than hầm lò còn mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật, giải quyết được các vấn đề, nhược điểm của các phương pháp khai thác than hầm lò truyền thống như: công suất lò chợ khi áp dụng cơ giới hóa cao gấp 4-6 lần so với sử dụng phương pháp truyền thống; các thao tác làm việc, vận hành của người lao động đều tự động thông qua hộp điều khiển một cách nhẹ nhàng không thủ công vất vả như phương pháp truyền thống; lò chợ CGH sử dụng máy khấu phá than năng suất cao lên năng suất lao động tăng, đảm bảo mức độ an toàn bởi lò chợ CHG sử dụng giàn chống tự hành các bộ phận kết cấu tạo thành một bộ khung hoàn chỉnh, lực chống giữ cao gấp 8 lần công nghệ truyền thống…
Ngoài tính hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật, công trình còn tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, đảm bảo sức khỏe, có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động cho công việc và cuộc sống. Đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường lao động và môi trường xung quanh. Thúc đẩy ngành công nghiệp Mỏ phát triển, kích thích ngành cơ khí năng lượng và các ngành nghề trong nền kinh tế xã hội phát triển…
Theo vinacomin.vn
Các tin khác:
- Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty Trung Quốc
- Hội nghị sơ kết hoạt động SXKD9 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ quý IV/2024
- TKV tổ chức Cuộc thi và Triển lãm ảnh “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”
- Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.
- Công ty Becker – Warkop đến thăm và làm việc tại Tư vấn mỏ
- Khai xuân đầu năm Giáp Thìn 2024
- Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin: Đoàn kết - Hiệu quả - Phát triển phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ năm 2024
- VIMCC tổ chức lớp Tuyên truyền - Huấn luyện PCCC&CNCH năm 2023
- VIMCC triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2023